Viêm loét dạ dày – Nguyên nhân và cách phòng ngừa


Với việc gây ra ợ chua, ợ hơi, tiêu hóa chậm, buồn nôn, nôn, đau thượng vị theo kỳ, bệnh viêm loét dạ dày gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây bệnh  là gì và cách phòng ngừa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các bạn.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Theo Y học hiện đại

Viêm loét dạ dày-tá tràng là kết quả của sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày - tá tràng và một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng.

 

  * Yếu tố gây viêm loét:

      + HCL và pepsin dịch vị.

      + Vai trò gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

      + Thuốc chống viêm không steroid và steroid

      + Vai trò của rượu thuốc lá

    *Yếu tố bảo vệ:

      + Vai trò kháng acid muối kiềm bicarbonat

      + Vai trò của chất nhầy mucin bảo vệ niêm mạc

      + Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày

      + Sự toàn vẹn và tái tạo của tế bào biểu mô và bề mặt niêm mạch dạ dày tá tràng

Sự phá cỡ cân bằng giữa hai nhóm yếu tố gây loét tăng cường hoạt động mà không củng cố đúng mực hệ thống bảo vệ, ngược lại hệ thống bảo vệ suy yếu nhưng yếu tố tấn công gây loét lại không giảm tương ứng.

Theo Y học cổ truyền

Bệnh loét dạ dày-tá tràng với biểu hiện lâm sàng là đau vùng thượng vị cùng với một số rối loạn tiêu hóa, được xếp vào bệnh lý của Tỳ Vị với bệnh danh là Vị quản thống mà nguyên nhân có thể là:

1- Những căng thẳng tâm lý kéo dài như giận dữ, uất ức khiến cho chức năng sơ tiết của tạng Can mộc bị ảnh hưởng, từ đó cản trở tới chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.

2- Những căng thẳng tâm lý kéo dài như lo nghĩ, toan tính quá mức cũng như việc ăn uống đói no thất thường sẽ tác động xấu tới chức năng kiện vận của tạng Tỳ và ảnh hưởng xấu tới chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày

- Để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh viêm loét dạ dày, chúng ta cần phải có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không để quá no hoặc quá đói, nên chia làm nhiều bữa nhỏ.Không ăn nhiều chất kích thích quá chua, quá cay, quá nóng.

- Không uống rượu, không hút thuốc lá.

- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ.

- Nên giữ tinh thần lạc quan tránh căng thẳng thần kinh, không ăn khi quá mệt mỏi và căng thẳng.

Khi thấy các triệu chứng: đau bụng kéo dài, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, thiếu máu, tiêu phân đen, ói máu... bệnh nhân cần đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Hạnh Nhân

Bài liên quan
Hôm nay : 4
Hôm qua : 5
Tháng 04 : 50