A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhận biết viêm mũi dị ứng và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí....Bệnh tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài.

 

 

Triệu chứng điển hình


Hắt hơi
Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng.


Ngứa mũi
Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.


Chảy nước mũi
Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Người bệnh bị chảy cả 2 bên, nước màu trong suốt, không có mùi.


Tắc ngạt mũi
Do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể bị cảm giác ngạt thở. Trường hợp nặng có thể mất mùi hoàn toàn.


6. Chảy nước mắt, ngứa mắt, phù nề thâm quầng mí mắt
Trong cơn dị ứng mũi thường kèm theo dị ứng vùng mắt, vùng họng.


7. Đau đầu, đau họng, rồi loạn giấc ngủ
Có thể gặp phải do sự khó chịu từ khoang mũi.

Phương pháp điều trị

Mục tiêu của điều trị là làm thuyên giảm triệu chứng và cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên (các tác nhân gây ra dị ứng).

1. Tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống

Phấn hoa và nấm mốc: Với những người dị ứng với phấn cỏ, bệnh sẽ xuất hiện vào đầu mùa hè, với các trường hợp nhạy cảm với phấn hoa, bệnh sẽ xuất hiện vào mùa xuân, nhiều người bệnh có thể diễn biến quanh năm và nặng lên vào một mùa cao điểm.

Chất gây dị ứng trong nhà: bụi, bọ ve,…

Dị ứng với lông vật nuôi nên tránh hoàn toàn là lựa chọn tốt nhất..

Chất gây dị ứng nghề nghiệp: Sử dụng mặt nạ hoặc khẩu trang là cần thiết.

Tiếp xúc với khói, nước hoa, thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ và ô nhiễm môi trường có thể gây nên không đặc hiệu ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin.

Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, điều tiết độ ẩm và độ ấm để phòng ngừa viêm đường hô hấp.

Giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi, tránh hít khói thuốc lá.

 

Diễm My


Tin liên quan

Tin nổi bật

Thống kê

Đang online: 0
Trong tháng: 1
Tất cả: 56.055